Kinh Nghiệm Nuôi Gà Chọi – Tổng Hợp Kiến Thức Hữu Ích

Nắm rõ chế độ ăn cho gà từ 6 tháng tuổi trở lên

Kinh Nghiệm Nuôi Gà Chọi – Tổng Hợp Kiến Thức Hữu Ích

Kinh nghiệm nuôi gà chọi là chủ đề được thảo luận và bàn tán sôi nổi trên các diễn đàn chăm sóc và huấn luyện chiến kê. Để có được linh kê khỏe mạnh, sức khỏe và kỹ năng vượt trội, sư kê cần phải làm gì? Bài viết ngày hôm nay sẽ giúp bạn tổng hợp một số bí quyết hữu ích, hay ho nhất hiện nay.

Kinh nghiệm nuôi gà chọi từ 2 đến 5 tháng tuổi

Tương ứng với mỗi giai đoạn phát triển của gà mà các bạn phải áp dụng cách chăm sóc khác nhau. Đây là một cột mốc quan trọng mà tính cách và giới tính của gà được dần được phát hiện. Ở thời điểm này, gà trống bắt đầu quá trình tập gáy và chú gà mái sẽ có được bộ lông óng mượt.

Vì vậy, kinh nghiệm nuôi gà chọi từ 2 đến 5 tháng tuổi đó chính là đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Sư kê cung cấp đa dạng loại thực phẩm từ nguồn chất lượng và tuyệt đối không cho ăn cám tăng trọng. Điều này khiến linh kê lười vận động, luôn buồn ngủ và cơ thể nặng nề.

Mọi người có thể sử dụng máy băm nhỏ thức ăn các hạt ngũ cốc, rau, thân chuối, ốc,…. giúp gà dễ ăn hơn. Bên cạnh đó, bạn trộn các loại thực phẩm và ép thành cám viên giúp quá trình cho ăn tiện lợi hơn.

Ví dụ cơ bản về bữa ăn hàng ngày cho gà từ 2 đến 5 tháng tuổi như sau:

  • Bữa sáng gồm có thóc, ngô và lươn xay nhỏ trộn với vỏ trứng.
  • Bữa trưa sẽ cho ăn sâu bọ tươi.
  • Bữa chiều bao gồm thóc, ngô, lươn, rau xanh và vỏ trứng xay nhuyễn.
Tìm hiểu kinh nghiệm nuôi gà chọi ít tháng
                                                       Tìm hiểu kinh nghiệm nuôi gà chọi ít tháng

Chia sẻ kinh nghiệm nuôi gà chọi từ 6 tháng tuổi

Sau khi đã nắm rõ kinh nghiệm nuôi gà chọi từ 2 đến 5 tháng, nếu gà qua tháng thứ 6 cần phải làm gì? Khi chiến kê đã bước vào giai đoạn này, các bạn không chỉ tập trung về chế độ ăn uống mà còn phải quan tâm đến kế hoạch tập luyện, thư giãn. Đây là thời điểm mà linh kê sẽ phát triển tối ưu về mặt tốc độ, kỹ năng.

Về bữa ăn trong ngày

Theo kinh nghiệm nuôi gà chọi của các chuyên gia, các bạn tiếp tục duy trì chế độ dinh dưỡng ở giai đoạn trước Tuy nhiên, trong một ngày chỉ được phép 2 bữa chính cụ thể là:

  • Ăn 2 lần vào 6 – 7 giờ sáng hoặc 17 – 18 giờ chiều.
  • Đối với bữa phụ sẽ cho ăn mồi hoặc rau củ quả tươi vào khoảng 12 đến 13 giờ.

Lưu ý rằng, tuyệt đối không cho ăn no diều, chỉ ăn một lượng vừa phải để chúng có thể tập trung vào các hoạt động tập luyện nâng cao kỹ năng. Ngược lại, trong trường hợp ăn quá no sẽ khiến chiến kê khó tập trung, dễ dàng buồn ngủ và lười biếng.

Ngoài ra, sư kê có thể bổ sung thêm tỏi hoặc ớt vào những ngày thời tiết tốt, mát mẻ. Điều này sẽ giúp tăng sức đề kháng khiến gà khỏe hơn và ít bị bệnh vặt.

Nắm rõ chế độ ăn cho gà từ 6 tháng tuổi trở lên
                                                          Nắm rõ chế độ ăn cho gà từ 6 tháng tuổi trở lên

Tiến hành cắt tai tích

Khi nuôi gà đã được 7 tháng tuổi thì các bạn tiến hành cắt tai tích. Theo kinh nghiệm nuôi gà chọi lâu năm nên thực hiện vào những ngày trăng khuyết giúp gà đỡ chảy máu hơn và tránh các ngày nắng nóng.

Bên cạnh đó, mọi người cần cho gà uống thêm vitamin K trước khi bắt đầu và buổi sáng ăn uống như bình thường. Ở buổi trưa sẽ nhịn cho đến 6 giờ tối thực hiện cắt tai.

Thực hiện cắt tỉa lông định kỳ

Cắt tỉa lông chỉ được áp dụng cho chiến kê từ 12 tháng tuổi trở lên. Đây là việc làm quan trọng vì giúp chú gà trở nên gọn gàng, chỉn chu. Thêm vào đó, lông bị cắt ngắn còn giúp linh kê thuận lợi trong việc di chuyển, tấn công và hạ gục đối thủ. Sư kê tiến hành theo trình tự cụ thể được tổng hợp từ kinh nghiệm nuôi gà chọi lâu năm như sau:

  • Đầu và cổ: cắt chùm lông thuộc đốt xương cổ đổ xuống, giữ lại phần lông gáy, che phần hầu và tỉa gọn lông trên đỉnh sọ.
  • Cắt phần lông ở hông và nách giúp chú gà tản nhiệt dễ dàng hơn. Điều này giúp chiến kê di chuyển thuận lợi trong quá trình thi đấu.
  • Tỉa lông phần đùi ngoài cách gối tầm 5 cm.
  • Cắt lông ở phần lườn bằng cách cắt từ đùi xuống phao câu và để lại 5 đến 6 cọng lông ở vị trí này.

Bên cạnh việc cắt tỉa lông, sư kê cần dành thời gian om bóp, mát – xa giúp gà thư giãn. Các bạn có thể sử dụng hỗn hợp rượu và nghệ thoa lên da gà giúp phần da dày hơn, không bị nấm ngứa, tăng sức đề kháng.

Kinh nghiệm nuôi gà chọi từ 6 tháng tuổi cần nhớ
                                                 Kinh nghiệm nuôi gà chọi từ 6 tháng tuổi cần nhớ

Xây dựng kế hoạch tập luyện nghỉ ngơi hợp lý cho gà chọi

Kinh nghiệm nuôi gà chọi từ 6 tháng tuổi trở lên thì đây là giai đoạn quan trọng giúp chúng xây dựng và hình thành kỹ năng chiến đấu. Vì vậy, mọi người cần phải lên lịch tập luyện thích hợp với từng thể trạng của gà để đạt hiệu quả tốt nhất.

Đầu tiên, các bạn cần cho từng chiến kê từ 1 đến 5 trận để loại bớt chiến kê còn yếu, không có khả năng thi đấu. Sau đó, tập trung đào tạo linh kê tiềm năng và áp dụng các bài tập đa dạng như tập chạy, tập bay, vần hơi, vần đòn,….

Sư kê mới vào nghề có thể tham khảo qua một kế hoạch luyện tập dưới đây:

  • Vần 1 hồ đòn diễn ra từ 15 đến 20 phút và cho nghỉ 4 phút mỗi lần vần đòn.
  • Vần 1 hồ hơi thực hiện trong vòng 30 đến 40 phút và nghỉ 3 phút giữa mỗi lần thực hiện.
 

Kỳ vần 1

Kỳ vần 2

Kỳ vần 3

Số hồ vần

1 đòn + 1 hơi

2 đòn + 2 hơi

3 đòn + 3 hơi

Tổng số ngày nghỉ

8 ngày

14 ngày

18 ngày

Số ngày nghỉ sau khi vần

3

6

8

Số ngày và số vòng chạy lồng

3 ngày

vòng: 50v – 90v – 50v

6 ngày

vòng: 50v – 70v – 90v

vòng: 90v – 70 v- 50v

6 ngày

vòng: 50v – 70v – 90v

vòng: 90v – 70v – 50v

Số ngày nghỉ trước khi vần

2 ngày

2 ngày

3 ngày + 1 ngày tập nhẹ

Phát triển kế hoạch tập luyện phù hợp cho gà chọi
                                                     Phát triển kế hoạch tập luyện phù hợp cho gà chọi

Lưu ý khi thực hiện kinh nghiệm nuôi gà chọi cần nhớ

Sau khi đã nắm rõ kinh nghiệm nuôi gà chọi ở từng thời kỳ phía trên, để đạt hiệu quả cao nhất, mọi người cần nắm vững lưu ý quan trọng sau:

Xây dựng môi trường sống thoáng mát, chất lượng

Để gà có thể đạt được thể trạng tốt nhất, bên cạnh kinh nghiệm nuôi gà chọi các bạn cần xây dựng môi trường sống chất lượng. Sư kê lựa chọn xây chuồng ở nơi cao, thoáng mát, tránh gió và đón được ánh mặt trời.

Kích thước chuồng rộng rãi, thường xuyên dọn dẹp sạch sẽ đảm bảo phòng ngừa bệnh dịch hiệu quả. Ngoài ra, hệ thống nước và thức ăn nên phân chia riêng biệt, tránh trộn lẫn vào nhau gây khó khăn cho việc vệ sinh.

Lên lịch tiêm phòng định kỳ

Đặc biệt, tiêm phòng là việc làm cực kỳ quan trọng nếu muốn gà khỏe mạnh. Tương ứng với từng giai đoạn phát triển của gà mà bạn sử dụng loại thuốc cho phù hợp, cụ thể là:

Ngày tuổi

Loại bệnh

Số lần tiêm chủng

1

Bệnh gumboro

Lần 1

3 – 7

Bệnh dịch tả

Lần 1

10

Bệnh trái đậu

Lần 1

14

Bệnh gumboro

Lần 2

21 – 24

Bệnh dịch tả

Lần 2

28

Bệnh gumboro

Lần 3

56

Bệnh dịch tả

Lần 3

63

Bệnh trái đậu

Lần 2

Các chú ý quan trọng để nuôi chiến kê khỏe mạnh cần nhớ
                                             Các chú ý quan trọng để nuôi chiến kê khỏe mạnh cần nhớ

Lựa chọn thức ăn từ nguồn chất lượng

Bên cạnh kinh nghiệm nuôi gà chọi trên, các bạn cần đảm bảo thức ăn từ nguồn chất lượng. Tránh lựa chọn thực phẩm bị ẩm, mốc sẽ khiến chiến kê bị bệnh nghiêm trọng như viêm ruột, viêm gan. Ngoài ra, trong quá trình cho ăn nên bổ sung thêm các vitamin và khoáng chất cũng như phơi nắng thường xuyên.

Tóm lại, những kinh nghiệm nuôi gà chọi chuẩn, hữu ích nhất đã được chia sẻ qua bài viết chi tiết ngày hôm nay. Hi vọng qua bài viết của Daga88.Casa, các bạn đã nắm được các nội dung và kiến thức bổ ích. Nhanh tay ghi lại để áp dụng ngay cho chiến kê của mình nhé!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *